Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại NKT Việt Nam

VIET NAM NKT CO.,LTD VIET NAM NKT CO.,LTD VIET NAM NKT CO.,LTD VIET NAM NKT CO.,LTD

VIET NAM NKT CO.,LTD

Top Doanh Nghiệp Cơ điện Uy tín tại Việt Nam

VIET NAM NKT CO.,LTD

Top Doanh Nghiệp Cơ điện Uy tín tại Việt Nam

VIET NAM NKT CO.,LTD

Top Doanh Nghiệp Cơ điện Uy tín tại Việt Nam

VIET NAM NKT CO.,LTD

Đồng hành cùng những công trình thế kỷ

Sàn giao dịch hàng hóa: Cơ hội mới cho nhà đầu tư Việt

Với nhu cầu mở rộng giao thương quốc tế ngày một lớn, việc thúc đẩy phát triển mô hình giao dịch hàng hóa qua sàn được xem là bước đi quan trọng để ổn định giá cả, cũng như tạo ra kênh đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Sàn giao dịch hàng hóa: Thị trường tiềm năng

Thống kê của các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới cho thấy, từ năm 2005 đến nay, giao dịch phái sinh hàng hóa luôn sôi động và liên tục tăng trưởng cao, vượt cả tốc độ tăng của thị trường chứng khoán. Tính đến nay, thị trường hàng hóa đã chiếm 24% tổng khối lượng giao dịch của các sản phẩm phái sinh trên thế giới và riêng khu vực châu Á chiếm 56%.

Năm 2018, vốn hóa tại sàn giao dịch do Sở giao dịch hàng hóa CME Group (Mỹ) quản lý đạt giá trị 66,06 tỷ USD, với các mặt hàng giao dịch chủ yếu là nông sản, kim loại và năng lượng; giá trị vốn hóa của ICE Futures Europe là 41,6 tỷ USD. Tại châu Á, sàn giao dịch của TOCOM (Nhật Bản) có giá trị vốn hóa gần 2.000 tỷ Yên.

Sự tăng trưởng đầu tư vào thị trường hàng hóa trong những năm gần đây thể hiện rõ xu hướng mở rộng giao thương của các quốc gia, kinh doanh theo hướng các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa trên sàn giao dịch, với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

 Thị phần giao dịch phái sinh hàng hóa tại một số khu vực.

Kinh doanh qua sở giao dịch hàng hóa giúp các sản phẩm, hàng hóa tránh được tình trạng “được mùa, mất giá”; hàng hóa không chỉ đảm bảo được chất lượng, mà còn tiết giảm được chi phí vận chuyển, bởi tất cả những hoạt động này đều được chuẩn hóa và thực hiện khi các nhà đầu tư, nhà sản xuất giao dịch qua sở.

Sở giao dịch hàng hóa có 2 chức năng chính. Thứ nhất là kết nối các “nhà” trong chuỗi giá trị sản phẩm, kết nối những người có nhu cầu về hàng hóa với nhau, từ người nông dân, nhà chế biến, đến các đơn vị xuất khẩu và cuối cùng là người tiêu dùng.

Thứ hai là có thể bảo hiểm giá. Khi giá được các thành viên sở giao dịch định giá thì hàng hóa có chất lượng tương đương sẽ có giá như nhau, cho dù đó là nhà cung cấp nhỏ hay lớn. Ðiều này rất có ý nghĩa đối với những nước xuất khẩu nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam.

Một ví dụ cụ thể, giá giao dịch cà phê trên sàn Liffe hầu như được xem là “giá chuẩn” trong hoạt động mua bán của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, nhưng tình trạng không kiểm soát được giá bán vẫn thường xảy ra. Vì vậy, việc tham gia giao dịch trên sàn hàng hóa, nhất là đối với những mặt hàng nông sản, sẽ hạn chế được tình trạng này.

Khi tham gia giao dịch qua sàn hàng hóa với hợp đồng tương lai, các nhà sản xuất có thể chủ động trong việc mua bán sản phẩm của mình bằng cách chốt giá trước. Ví dụ, một nông dân trồng cà phê dự kiến sẽ thu hoạch trong 3 tháng tới. Nhằm tránh rủi ro giá cà phê giảm tại thời điểm thu hoạch, người nông dân có thể sử dụng hợp đồng bán kỳ hạn cà phê 3 tháng trên các sở giao dịch hàng hóa.

Với những người có nhu cầu hàng hóa, có thể sử dụng công cụ giao dịch tương lai để đảm bảo giá nguyên liệu ổn định. Ví dụ, với giá thép, các công ty xây dựng có thể mua thép với giá xác định trong tương lai, biến động giá thị trường sẽ không ảnh hưởng đến giá thành xây dựng của công ty, qua đó tránh được tình trạng giá nhà bán ra điều chỉnh theo giá thép, gây ảnh hưởng cho cả người bán và người mua nhà.

Cơ hội cho nhà đầu tư Việt

Ngày 9/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 51/2018/NÐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NÐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Một trong những điểm mới quan trọng trong Nghị định 51/2018 là việc mở rộng hình thức của lệnh giao dịch. Theo đó, ngoài yêu cầu bằng văn bản, các hình thức có giá trị tương đương như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định đều được chấp nhận. Ðồng thời, cho phép sở giao dịch hàng hóa được liên thông với nhau trong nước và nước ngoài…

Nghị định 51/2018 cũng mở rộng danh mục hàng hóa kinh doanh niêm yết trên sở giao dịch hàng hóa và cho phép nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn thành lập sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam; mua cổ phần, phần vốn góp của sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam với tỷ lệ không quá 49% vốn điều lệ.

Trong xu thế hội nhập, theo đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), cùng với những biến động của giá cả, việc đẩy mạnh hoạt động của sàn giao dịch hàng hóa sẽ giúp cho các mặt hàng chủ lực của Việt Nam không bị chênh lệch giá cả so với thị trường thế giới, đồng thời tăng chất lượng cạnh tranh, tăng lợi nhuận.

Xét về chức năng, một sở giao dịch hàng hóa hoạt động tương tự như sở giao dịch chứng khoán, nhưng điểm khác biệt cơ bản là các sản phẩm được giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa là các sản phẩm phi tài chính về bản chất. Với mục tiêu tạo nên kênh giao dịch hàng hóa tương lai như một sự lựa chọn mới, MXV đi vào hoạt động đã “đánh trúng” tâm lý muốn tìm kiếm một kênh đầu tư mới, an toàn, bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống.

“Sàn giao dịch hàng hóa ra đời nhằm tạo ra một môi trường giao dịch lành mạnh, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giao thương giữa các bên có liên quan trong sản xuất và thương mại, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nước phát triển”, ông Quỳnh nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa sẽ giúp người nông dân có được công cụ bảo hiểm giá nhằm giảm thiểu được các rủi ro như sự rớt giá của cà phê, cao su…

Các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu có thể biết được giá cả chuẩn để giao dịch các mặt hàng theo từng chủng loại, từng tháng hợp đồng, qua đó có thể chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cân đối cung cầu. Ðối với các nhà đầu tư cá nhân, sự ra đời của các đơn vị hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa sẽ đem đến cơ hội đầu tư mới, nhất là khi các kênh đầu tư truyền thống gặp khó khăn.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, tuy nhiều tiềm năng, nhưng mô hình sàn giao dịch hàng hóa vẫn cần thời gian để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu cũng như thay đổi thói quen từ các hình thức giao dịch truyền thống sang mô hình hiện đại này.

Đối tác

Translate »